Nhớ về trường Kỹ Thuật

Cầm Sự Vụ Lệnh trên tay, tôi đi dọc theo hành lang trường để từ giả một số bạn bè thân trước khi về Sài Gòn nhận nhiêm vụ. Có người nào đó đập mạnh lên vai tôi với lời đùa cợt quen thuộc cùng với câu hỏi:
- Mầy dám về đây ở cái trường "Dao Búa" .. đó à ? Nhưng tao cũng mừng là mầy được về gần "mặt trời" để có thể học hỏi mà tiến thân !
Tôi mĩm cười quay lại trả lời với một chút tự hào đầy vẻ tự tin
- Tao là thầy dạy tụi "dao búa" đó thì không còn sợ ai ăn hiếp hết !
Ngày đầu tiên tôi nhận nhiệm sở mới là ngày 10 tháng 10 năm 1962. Sau hồi kẻng tập hợp, gần 200 học sinh mặc đồng phục chỉnh tề toàn màu xanh nước biển(blue), tóc hớt ngắn gọn gàng đã nhanh nhẹn đứng theo từng lớp rất ngay hàng thẳng lối như "nhà binh" xếp hàng vậy. Tôi hướng dẫn các em của một Đệ Lục (lớp 7 sau này) lên phòng học để giảng bài Việt Văn đầu tiên: Ngày Khai Trường của Thanh Tịnh "Hôm nay là ngày cuối thu, khi lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc ....... "Tôi say mê giãng bài văn theo ý thích của mình, có em ngồi há hóc miệng , có em lim dim nhìn ông thầy không nói một tiếng nào, lớp học im phăng phắc không một tiếng động .... Tôi tự nghĩ: "Vậy mà thiên hạ lại gán cho tiếng 'dao búa' mới oan cho những học trò dễ thương của tôi quá".
Từ đó tôi gần các em hơn, các em cặm cụi học hết lý thuyết ở lớp vói các môn phổ thông, khệ nệ mang bảng vẽ sang phòng Kỹ Nghệ Họa, rồi lầm lũi mang đồ nghề xuống để thực tập. Một tuần cac em phải quần quật ít nhất là 40 giờ .... Còn sức đâu mà quậy để mang tiếng là học sinh của trường "dao búa". Những mỹ từ ... dao búa vẫn đeo đẳng theo với học sinh Kỷ Thuật cho mãi đến tận bây giờ. Do đó, nhân danh là một trong những người từng gần gũi với các anh chị em Kỹ Thuật, tôi muốn giới thiệu ngành Giáo Dục của các Trường Trung Học Kỹ Thuật ở Miền Nam Việt Nam vào những năm trước năm 1975.

MỤC ĐÍCH ĐÀO TẠO VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÃNG DẠY

Trước ngày 30/04/1975, song song với hệ thống giáo dục phổ thông, Bộ Quốc Gia Giáo Dục và Nha Kỹ Thuật Học Vụ đã cho xây dựng và thành lập rất nhiều trường Kỹ Thuật ở hầu hết các thành phố và tỉnh lỵ về phía nam vĩ tuyến 17 nhằm mục đích huấn luyện và đào tạo các chuyên viên có tay nghề chuyên môn cao, hầu đáp ứng nhu cầu của các nhà máy Công Kỹ Nghệ cũng như Quốc Phòng đang phát triển của Miền Nam lúc bấy giờ.

Lúc mới thành lập chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Pháp. Kể từ niên khóa 1955-1956 tiếng Việt được dần dần dùng trong việc giảng dạy từ cấp lớp Đệ Thất,(Lớp 6 sau này) sau đó tiếng Việt được dùng hoàn toàn cho việc giảng dạy cho tất cả các môn học ở mỗi cấp lớp. Chương trình giảng dạy gồm các môn Phổ Thông và Thực Hành, tổng quát có thể trình bày vắn tắt như sau:

Các môn Kỹ Thuật như Nguội, Tiện Phay, Bào (Ban Máy Dụng Cụ hay Chế Tạo Máy), Máy Nổ 2 thì(2 periods internalnal combustion engine 'Hút Ép, Nổ Giản') Máy Nổ 4 thì (4 periods internal combustion engine 'Hút, Ép, Nổ, Giản'), Máy dầu (Diesel), Máy dầu cặn Mazut (Ban Động Cơ),Điện Mô-tơ (Moteur), Điện Nhà (Điện dân dụng), Điện Tử (Elevtronícs, Transistors)(Ban Điện), Cưa, Xẽ, Bào Gỗ, Các loại mọng và cách ráp mọng, đóng bàn, ghế, giường tủ (Ban Kỹ Nghệ Gỗ), Gò, Rèn, Hàn (Ban Kỹ Nghệ Sắt). Hội Họa,Nấu Ăn, May Thêu, Đan Lát Tre, Mây, Điêu Khắc, Sơn Mài, Cẩn Xà Cừ ...Môn Kỹ Nghệ Họa hay còn gọi là môn Vẽ Kỹ Thuật (Design Industial) là môn Kỹ Thuật Học của các nghề nêu trên.

Đặc biệt chỉ riêng hai Trường Trung Học Kỹ Thuật Qui Nhơn và Trường Kỹ Thuật Vĩnh Long và Trường Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ có dạy các môn Kế Toán, Đánh Máy Chữ, Thương Mãi Thực Hành (Plan 1957 của Pháp giống như Trường Quốc Gia Thương Mãi của Bách Khoa Trung Cấp Phú Thọ).

Ngoài phần học về lý thuyết và thực hành của các ngành nghề chuyên môn đang theo học tất cả học sinh Kỹ Thuật còn phải học hầu hết các môn Phổ Thông như Toán, Vật Lý, Hóa Học, Việt Văn,Triết Học, Lịch Sữ, Địa Lý, Công Dân Giáo Dục, Anh Văn, Pháp Văn, Mỹ Thuật Họa, Vệ Sinh An Toàn, Thể Dục Thể Thao. Cắc môn Phổ Thông thường có giờ học ít hơn, tuy nhiên so với chương trình Tú Tài Kỹ Thuật (Ban Toán) thì các môn Toán, Vật Lý, Hóa Học rất nặng có khi còn nặng hơn Ban "B" của chương trình của các Trường Trung Học Phổ Thông. Về phân Thực Hành, học sinh được thực tập ở các phân xưởng được chia thành như sau:

Ban Máy Dụng Cụ học về Nguội, Tiện Phay Bào ...
Ban Cơ Khí hay Đông Cơ học về Máy Nổ 2 Thì, 4 Thì, Máy dầu (Diesel, dầu cặn Mazut)...
Ban Điện học về Điện nhà, Điên Motor, Điện Tử (Electronics, Transistors)...
Ban Kỹ Nghệ Gổ học về Cưa, Xẽ, Bào Gổ, Các loại Mọng, Đóng Tủ, Bàn Ghế...
Ban Kỹ Nghệ Sắt học về Rèn, Gò, Hàn...
Ban Nữ Công Gia Chánh phần phổ thông học giống như các Ban Chuyên Nghiệp khác...
Ban Thương Mãi học về Kế Toán Plan 1957, Đánh Máy Chữ theo Mẫu Tự Việt Nam(QSĐƯ), Thương Mãi Thưc Hành, các môn phổ thông như Toán, Vật Lý, Hóa Học, Việt Văn, Lịch Sữ, Địa Lý, Công Dân Giáo Dục, Anh Văn, Pháp Văn, Thể Dục Thể Thao. Vì không qua các xưởng thực hành nên không học môn Kỹ Nghệ Họa.

Số giờ học hàng tuần cho tất cả các môn, kể cả việc thực tập ở các xưởng thường từ 40 đến 44 giờ, tùy theo học sinh đang theo học Ban Kỹ Thuật Chuyên Nghiệp hay Ban Kỹ Thuật Toán. Ban KT Chuyên Nghiệp sẽ học năng về chuyên môn và chi tiết hơn và các môn Phổ Thông có phần nhẹ hơn, ngược lại những học sinh theo học Ban Kỹ Thuật Toán học nghề nhẹ hơn và phần các môn phổ thông sẽ học nhiều hơn.

ĐIỀU KIỆN THEO HỌC, THỜI GIAN HỌC VÀ VĂN BẰNG TỐT NGHIỆP.

Muốn vào học các Trường Trung Học Kỹ Thuật học sinh phải có Văn Bằng Tiểu Học (hay văn bằng Certificate của Pháp) để đuợc thi tuyển vào các lớp Đệ Thất (lớp 6 sau này). Nhưng kể từ niên học 1964-1965 các Trường Trung Học Kỹ Thuật chỉ tuyển sinh vào cấp lờp Đệ Ngũ (lớp 8 sau này). Học sinh muốn dự thi học sinh phải có ít nhất là chứng chỉ lớp Đệ Lục (lớp 7 sau này) hoặc có Văn Bằng Tiểu Học tính đến ngày nộp đơn thi ít nhất là hai năm. Về tuổi tác có thể lớn hơn học sinh trường phổ thông 1 năm.

  Những học sinh Kỹ Thuật Toán sau 2 năm sẽ thi lấy Văn Bằng Trung Học Kỹ Thuật, học sinh Kỹ Thuật Chuyên Nghiệp sau 3 năm theo học sẽ thi lấy Văn Bằng Trung Học Kỹ Thuật Chuyên Nghiệp, Ban Thương Mãi cũng là Ban Chuyên Nghiệp, nên Kế Toán, Đánh Máy Chữ, Thương Mãi Thực Hành cũng là Chuyên Nghiệp nên cũng giống như Ban Kỹ Thuật Chuyên Nghiệp sẽ thi lấy Văn Bằng Trung Học vào năm lớp Đệ Tam (lớp 10 sau này). Những học sinh có Văn Bằng Trung Học Kỹ Thuật Chuyên Nghiệp phải thi tuyển để theo học tiếp ở Trường Bách Khoa Trung Cấp Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp Văn Bằng Bách Khoa Trung Cấp được tính là Văn Bằng Tương Đương Tú Tài phần II Ban "B" hoặc Kỹ Thuật. Riêng Ban Thương Mãi được Tuyển thẳng vào Trường Quốc Gia Thương Mãi (còn được gọi là Trường Cán Sự Thương Mãi)..

Trở lại Văn Bằng Tú Tài phần I, phần II Kỹ Thuật có thể nộp đơn thi tuyển vào các Trường Đại Học nếu đủ khả năng, tương lai sẽ sáng hơn, nhưng hầu hết các em học sinh kỹ thuật cũng như phổ thông thường trúng tuyển vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, thường thường sau khi thụ huấn quân sự, học sinh kỹ thuật đựơc chọn đơn vị Quân Cụ, Quân Nhu, Quân Vận (nếu học chuyên nghiệp), Sĩ Quan Hành Chánh Tài Chánh nếu học Quốc Gia Hành Chánh hay Quốc Gia Thương Mãi...

CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT CÔNG LẬP VÀ TƯ THỤC ĐÃ CÓ Ở MIỀN NAM TRƯỚC NĂM 1975.

Như đã nói ở trên, hầu hết các thành phố lớn và tỉnh lỵ miên Nam Việt Nam trước đây đều có xây dừng và thành lập các trường Trung Học Kỹ Thuật, từ phía Nam vĩ tuyến 17 cho đến mũi Cà Mau đã có các Trường Kỹ Thuật như sau:

Ở Miền Trung có các Trường Trung Học Kỹ Thuật Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang. Tất cả các trường này là Trung Học Kỹ Thuật Đệ Nhị Cấp. Thị Xã Ban Mê Thuột thuộc cao nguyên Trung Phần có Trường Trung Học Kỹ Thuật Y UT. Các tỉnh miên Đông và Nam có các Trưòng Trung Học khác như: Trung Học Kỹ Thuật Biên Hòa, Phước Tuy, Bình Dương, Định Tường (Mỹ Tho), Gò Công, Kiến Hòa (Bến Tre), Vĩnh Long, Kiến Phong(Cao Lảnh), Cần Thơ, Long Xuyên (An giang), Rạch Giá (Kiên Giang), trong số những trường Kỹ Thuật này có 2 Trường Kỹ Thuật Vĩnh Long, và Long Xuyên là 2 trường Đệ Nhị Cấp và là hai trường Kỹ thuật lớn nhất ở Miền Tây Nam Phần.

Không nói đến các Truờng Trung Học Kỹ Thuật ở Sài Gòn là một điều thiếu sót không thể chấp nhận được vì SàiGòn là Thủ Đô của Nước Việt Nam trước năm 1975, Đô Thành Saigon có Trường Kỹ Thuật Cao Thắng, Nguyễn Trường Tộ, Phan Đình Phùng(Trung Tâm Tiểu Công Nghệ), Việt Đức, Kỹ Thuật Gia Định và Trung Học Kỹ Thuật Quốc Gia Nghĩa Tử trực thuộc Bộ Cựu Chiến Binh. Trong số các trường này Trương Trung Học kỹ Thuật Cao Thắng là Trương Kỹ Thuật Đệ Nhị Cấp nổi tiếng nhất, Trường Trung học Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ mới chuyển thành Trường Trung Học Kỹ Thuât Đệ Nhị Cấp kể từ niên khóa 1972 1973.

Ngoài các Trường Kỹ Thuật Công Lập kể trên, ở miền Nam còn có một số trường Kỹ Thuật Tư Thục, nhưng hầu hết đêu được mở ở Thủ Đô Saigon do có nhu cầu cao, có thể tóm tắt như sau: Trung Học Kỹ Thuật Á Châu (Ở Đương Trần Hưng Đạo, Quân 1 Saigon, về sau chuyển về Đường Trương Minh Giảng Quân 3 Saigon và đổi tên thành Trường Trung Học Kỹ Thuật Cao Đạt; Trường Trung học Kỹ Thuật Don Bosco ở Quận Gò Vấp thuộc Giáo Hội Thiên Chúa Giáo. Một Trường Kỹ Thuật và Nông Lâm Súc Tư Thục ở Ngã Tư Bảy Hiền, Thị Xã Đà Lạt cũng có Trương Kỹ Thuật Tư Thục Don Bosco, hằng năm Nha Kỹ Thuật và Học Vụ có tổ chức Hội Đồng thi Trung Học Kỹ Thuật riêng cho những học sinh trường này.

Trên đây chỉ là một số ghi nhận về mục đích đào tạo, chương trình giảng dạy, điều kiện thi tuyển và Văn Bằng tốt nghiệp của hầu hết cac Trường Trung Học Kỹ Thuật ở Miền Nam Việt Nam. Riêng chương trình học và giãng dạy các ngành nghề chuyên môn ở một số trường đặc biệt như Trường Trung Học Kỹ Thuật Gia Định, Biên Hòa, Bình Dương, Phan Đình Phùng ... còn có nhiều phần khác biệt mà chỉ có những vị Giáo Sư hoặc Ban Giám Hiệu của các trường đó mới có thể trình bày đầy đủ được.

Ôn lại nhưng kỹ niệm hơn bốn mươi năm trước cùng với nỗi vui mừng khi gặp lại các bạn đồng nghiệp, các em học sinh đã từng một thời sông chung dưới mái trường kỹ thuật thân thương. Ngày 29/11/2008 tại Thành Phố Sydney, dưới danh nghĩa Liên Trường Kỹ Thuật Việt Nam/Úc Châu ... bỗng nhiên tôi nghe hai tiếng ..."DAO BÚA" được nhắc lại thật đáng yêu làm sao !!!!!.

NGUYỄN PHẤN.
Sydney 05/07/2009.

Rất mong được sự góp ý và bổ túc những điều còn thiếu sót từ các bạn đồng nghiệp củ và các anh chị em biết nhiều về ngành Kỹ Thuật của Miền Nam Việt Nam trước đây. Xin Đa Tạ.

Ghi Chú:
Tài liệu tham khảo - Giáo Dục ở Miền Nam Tự Do trước năm 1975.
NXB Lê Văn Duyệt Foundation California của Tiến Sĩ Giáo Dục Nguyễn Thanh Liêm và Võ Duy Khiết.

Bình luận  

 
+1 #13 Thong Nguyen Thứ 2-02-18 18:51
Trích dẫn Truong van Tan:
Toi Truong van Tan hieu truong truong Ky Thuat My Tho truoc nam 1945 Hien dinh cu tai Finland.dien thoai


Em dạy Kỹ thuật Mỹ tho Thầy ơi.
 
 
0 #12 Nguyễn Phúc Lộc Chủ nhật-12-17 02:06
Tôi:Nguyên Phúc Lộc cựu học sinh trường kỹ thuật Cao Thắng, khoảng thời gian từ 1965-1971,mong liên lạc được với các bạn cùng học trong khoảng thời gian trên.
Cảm ơn các thầy lập ra trang này, để các cựu học sinh kỹ thuật ,có thể tìm được bạn bè cùng học mà lâu nay muốn tìm kiếm liên lạc với nhau, nhưng không có cách nào. Hy vọng với cái tuổi thất thập cổ lai hy còn dịp gặp lại vài người bạn, sau hơn bốn mươi năm biến cố......
 
 
0 #11 Nguyễn Phúc Lộc thứ 7-12-17 19:15
Trích dẫn HA ANH HOANG:
Thay Phan oi ! nho thay va cac ban qua. Em la Ha anh Hoang, hoc tro cua thay day, em hoc o trung hoc ky thuat Cao Dat, duong truong minh Giang sg3. Em tim " Hoi ai huu trung hoc kt CaoDat" nhung khong co...Neu thay nhan duoc tin nay cua e, xin thay cho e biet co nao lien lac voi cac ban cu khong . E van con o saigon-vn . Chuc thay va cac thay khac suc khoe. face book cua e la: "Ha Minh Chanh".

Mình cũng học trường Cao Đạt từ khi trưởng còn tên là trường trung học kỹ thuật Á Châu địa chỉ đường Trần Hưng Đạo, đối diện với rạp rạp hát Hưng Đạo,sau mới chuyển đến đường Trương Minh Giảng đối tên là Cao Đạt Sau đó mình vào trường CAO THANG . Nếu thích tìm đồng môn hãy liên lạc nhau qua điện thoại 0964074394. PHÚC-LOC . Chào bạn .
 
 
0 #10 truong ngoc diep Thứ 6-04-17 03:20
truong KT Duong Chau Minh o mui tau Phu Lam Q 6
co le la truong kt tu thuc lon nhat va qui cu nhat co noi tru,co xuong thuc hanh that day du va chuyen ve may diesel(ong DuongChauMinh la dai ly doc quyen BOSCH tai mien Nam truoc 1975).
Ong nay tu hien ngoi truong cho Bo co khi luyen kim,sau truong lai thuoc bo GTVT
 
 
0 #9 truong ngoc diep Thứ 6-04-17 03:10
muon lien lac voi ban Nguyen Quoc Hung CDSPKT 1969 BAN CO KHI O TO,truoc day tai KTDa Nang
sau 1975 o Denmark,nay da di cu sang USA,
BAN NAO BIET TIN XIN CHO BIET
 
 
0 #8 Tan Truong Thứ 5-03-17 23:11
Toi ten Truong van Tan,nguyen hieu truong truong Ky thuat My Tho truoc nam 1975.Toi da dinh cu tai Finland tu nam 1989.
Mong duoc lien lac voi cac ban hoc cu o truong Thuc Nghiep,Bach Khoa Trung Cap va Cao Dang Su Pham Ky Thuat.
Dt: +358443782351
e-mailtr hoac
 
 
0 #7 Truong van Tan Thứ 5-03-17 20:32
Toi Truong van Tan hieu truong truong Ky Thuat My Tho truoc nam 1945 Hien dinh cu tai Finland.dien thoai
 
 
-1 #6 Trương Hoàng Minh Thứ 5-12-16 06:51
Ngày 11-12-2016,một nhóm Cựu SV Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật SG,có buổi họp mặt tại
SG, Tôi sẽ cố gắng nhờ họ giúp tìm xem bạn bè nào trước 75 dạy tại
Trường trung học Kỹ thuật Định Tường-vi rất tiếc Bạn Tôi là Nguyễn
Xuân Mỹ GS dạy DKN died lâu rồi !!!!
Than ai
Trương Hoàng Minh
 
 
+1 #5 Hong Nguyen Thứ 4-11-16 02:20
Xin thay cho biet lam sao lien lac duoc voi hoc sinh truong Trung Hoc Ky Thuat o My Tho truoc 1975
 
 
+1 #4 HA ANH HOANG Thứ 5-08-16 22:20
Thay Phan oi ! nho thay va cac ban qua. Em la Ha anh Hoang, hoc tro cua thay day, em hoc o trung hoc ky thuat Cao Dat, duong truong minh Giang sg3. Em tim " Hoi ai huu trung hoc kt CaoDat" nhung khong co...Neu thay nhan duoc tin nay cua e, xin thay cho e biet co nao lien lac voi cac ban cu khong . E van con o saigon-vn . Chuc thay va cac thay khac suc khoe. face book cua e la: "Ha Minh Chanh".
 

Bạn không có quyền bình luận.